Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.

doctors24h.vn

1. Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
Tiền tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg. Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

3. Triệu chứng cao huyết áp
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

4. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

5. Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:

Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:

Thừa cân béo phì;
Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
Ăn uống không lành mạnh;
Ăn quá nhiều muối;
Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
Hút thuốc lá;
Căng thẳng thường xuyên.

6. Điều trị bệnh cao huyết áp
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg


Trà Nấm Lim Xanh
Nấm lim xanh chữa bệnh cao huyết áp:
Nấm lim xanh chữa bệnh cao huyết áp đang là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Khác với thuốc Tây y làm giảm triệu chứng người bệnh khá nhanh, nhưng đều mang tác dung phụ. Nấm lim xanh có công dụng ổn định huyết áp mà không có tác dụng phụ, rất an toàn. Một số công dụng của nấm lim xanh với bệnh cao huyết áp như sau :

– Giảm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

– Điều hòa lực bơm máu, áp lực của máu lên thành mạch.

– Giảm áp lực xuống mức ổn định, đảm bảo sức khỏe.

– Tiêu diệt căn nguyên gây bệnh (mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn).

– Kiểm soát các chỉ số tiêu cực của hệ tuần hoàn.

– Giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định.

– Giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

– Giảm mỡ máu, nồng độ cholesterol để dòng máu được lưu dẫn tốt hơn.

– Giải độc điều hòa chức năng gan, giảm cân.

Nấm lim xanh điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả và giúp phòng tránh biến chứng gây bệnh. Phương pháp này hiện nay rất phổ biến, an toàn và hiệu quả. Nhiều người bệnh sau một thời gian sử dung đã ổn định và không bị tăng huyết áp đột ngột.

Những lưu ý khi dùng nấm gỗ lim chữa huyết áp cao:

Những lưu ý khi dùng nấm gỗ lim chữa huyết áp cao rất dễ nhớ. Cụ thể như sau:

– Sắc 20g nấm với 2 lít nước, cô còn 1.5 lít uống trong ngày.

– Sắc bằng nồi đất, thủy tinh; không sắc với nồi nhôm.

– Sử dụng không quá 24h.

– Kiêng rượu, bia, chất kích thích.

– Ăn nhạt hơn bình thường.

– Kiêng mỡ động vật, thực phẩm giàu protein.

– Kết hợp tập thể dục phù hợp.

Các điểm chú ý khi sử dụng nấm lim xanh để chữa cao huyết áp không quá phức tạp. Cao huyết áp là bệnh khó để điều trị dứt điểm. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng nấm lim xanh. Những khuyến cáo trên phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách sử dụng vị thuốc này. Tuy vậy khi đang điều trị bằng nấm vẫn nên tới bệnh viện để kiểm tra huyết áp thường xuyên. Ngoài ra cần có một chế độ rèn luyện thể dục, ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh.

VUA NẤM LIM XANH
Công ty TNHH HTB GROUP

Địa chỉ:57-59 Hồ Tùng Mậu, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Địa chỉ sx : 831 Đức Hòa Thượng, Xã Đức Hòa Thượng, Đức Hòa , Long An
Hotline MUA SỈ & LÀM ĐẠI LÝ , NPP : 0967042522

Shopee : https://shopee.vn/nmlimxanhvua
Tiktok : Vua Nấm Lim Xanh
Fanpage : https://www.facebook.com/vuanamlimxanh2023/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select your currency
USD Đô-la Mỹ

popup